Levi Strauss đã bắt đầu chuyển
sang sử dụng tia lazer để có những vết rách trông thật hơn. Đây là một động thái
nhằm thay thế đội ngũ công nhân trên toàn thế giới. Công ty may mặc
này đã bắt đầu triển khai đội quân robot trong hơn một thập kỉ qua,
với công suất hơn 150 triệu quần jeans mỗi năm, Levi Strauss hi vọng sẽ
thay thế hầu hết những công việc tiếp xúc hóa chất độc hại được thực
hiện bởi con người sang thực hiện bởi robot vào năm 2020. Với mục tiêu giảm
bớt chi phí và hao tổn vật liệu, đồng thời rút ngắn quá trình thiết
kế và sản xuất kéo dài cả năm, thường không theo kịp xu hướng thời
trang.
Công ty không tiết lộ mức chi
phí đầu tư cho dự án, nhưng thông qua các nhà cung cấp, số tiền được
dự đoán khá khổng lồ. Đây là một trong những nỗ lực nhằm hiện đại
hóa công ty 135 năm tuổi có trụ sở tại San Francisco bởi Chip Berph,
cựu giám đốc điều hành của P&G và hiện đang giữ chức vụ này tại
Levi Strauss từ năm 2011. Ông phát biểu “Đây là tương lai của ngành sản
xuất jeans.”
Việc sản xuất bằng laser
được công bố trong một báo cáo tháng: “lợi nhuận năm 2017 giảm 3% so
với cùng kì năm ngoái xuống còn 281 triệu USD, trong khi tổng lợi
nhuận ngành tăng 8% với doanh thu 4.9 tỉ USD. Trong những năm gần đây,
công ty này phải đối mặt với sự tăng trưởng của các đối thủ, đặc
biệt là H&M và áp lực ngày càng gia tăng, phải có sự cải tiến
trong quy trình sản xuất. Tăng tốc và “nhanh nhẹn” trong sản xuất để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi hàng ngày, đây là một trong
những nhiệm vụ tối quan tọng của Levi’s”.
Laser khắc các họa tiết theo
bản vẽ có sẵn vào quần jeans bằng cách đốt lớp vải mịn cùng với
bột màu, có thể hoàn thành một sản phẩm chỉ trong 90 giây so sánh
với một công nhân làm cùng công việc trong 6-8 phút. Theo Bart Sights,
phó chủ tịch bộ phận cải tiến tại Levi Strauss, mục tiêu với chỉ 3
phiên bản quần jeans cơ bản gam màu sáng, trung bình và tối, có thể
nhanh chóng tùy chỉnh thành 1000 sản phẩm dựa trên các mẫu khắc laser
đến từ các đơn đặt hàng của khách hàng trên toàn thế giới.
Một trong những sản phẩm
hoàn thiện bằng robot đầu tiên được sản xuất tại nhà máy Nevada. Các
nhà thiết kế ở San Francisco gửi các bản vẽ kỹ thuật số đến đây, các
robot tiếp nhận và hoàn thành trong vài phút, sau đó giao đến tay
khách hàng chỉ vài giờ sau đó. “Nó làm chúng tôi tiếp cận gần hơn đến
thiết kế trong suy nghĩ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”,
ông Sights cho biết thêm. Trong tương lai, khách hàng thậm chí có thể
sử dụng cùng một công cụ kỹ thuật số để thiết kế sản phẩm theo ý
họ, sau đó gửi đến nhà máy hoặc dùng smartphone để ra lệnh cho các
robot laser hoạt động.
![]() |
Kỹ thuật laser trong sản xuất quần jeans |
Laser chỉ là một bước tiến
đầu tiên về vai trò tự động hóa ngày càng tăng của ngành công nghiệp
sản xuất ở thế kỉ 21. Nó cũng thể hiện sự cạnh tranh khốc liệt với
những công nhân ở các nước đang phát triển như Bangladesh hay Mexico, nơi
sử dụng nhiều lao động trong ngành may mặc trong những năm tới. Theo Tổ
chức Lao động quốc tế, có hơn 40 triệu người đang làm việc trong
ngành công nghiệp may mặc ở các nước Châu Á đang phát triển.
Nhận xét
Đăng nhận xét